TPiCS – HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT TOÀN DIỆN ĐẾN TỪ NHẬT BẢN

Giới thiệu chung

TPiCS – hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến và toàn diện – được phát triển tại Viện nghiên cứu TPiCS, có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản. Hiện nay, có trên 1900 doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng hệ thống này. Hệ thống tích hợp nhiều ngôn ngữ và có sẵn phiên bản cho máy chủ và cloud.

HỆ THỐNG SỐ SẢN XUẤT F-MRP

TPiCS có thể đáp ứng và quản lý kết hợp bằng chức năng f-MRP cho sản xuất lặp lại và quản lý số sản xuất cho sản xuất theo đơn đặt hàng. Sau khi chốt đơn, bạn cần phải chuẩn bị thành phẩm và các sản phẩm trung gian; bạn có thể chỉ định cách quản lý các nguyên vật liệu chung theo đơn vị thành phẩm, đơn vị trung gian và nguyên phụ liệu theo cách quản lý f-MRP.

HỆ THỐNG SẢN XUẤT LẶP LẠI

TPiCS phù hợp với sản xuất có tính lặp lại cao và nhiều linh kiện chung; đáp ứng được sự thay đổi của đơn hàng và Forecast; hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất thành phẩm, công đoạn trung gian và huy động nguyên vật liệu.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỐ SẢN XUẤT

TPiCS phù hợp với sản xuất high mix – low volume và ít thay đổi kế hoạch. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dễ dàng nắm bắt được mối quan hệ giữa từng chỉ thị với đơn hàng nhờ vào kế hoạch đã liên kết bằng số sản xuất từ khâu thành phẩm tới công đoạn trung gian, công đoạn đầu và công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu.

Các chức năng chung trên hệ thống 

Sơ đồ Hệ Thống Tpics

CHỨC NĂNG TẠO KHSXf-MRP)  (HỆ THỐNG SẢN XUẤT LẶP LẠI)

– Nhờ vào chức năng f-MRP chỉ có trên TPiCS, người dùng sẽ tiến hành sản xuất một cách “Nhanh chóng, tiết kiệm, kịp thời mà ổn định”. – Dựa trên kế hoạch mua bán sản phẩm và KHSX, kế hoạch chuẩn bị và sản xuất cho các đơn vị trung gian tới các NVL cuối cùng sẽ được tự động tạo theo bảng cấu thành sản phẩm, Leadtime sản xuất và Lotsize, v.v..
Tạo Khsx
Khi sử dụng Option quản lý đặt hàng và bán hàng, người dùng có thể dùng chức năng tạo KHSX dựa theo thông tin đặt hàng và chỉ thị nội bộ; tạo tự động KHSX theo thời gian sản xuất kịp thời để bắt đầu xuất hàng khi không có thông tin đặt hàng hay chỉ thị trước để giao hàng ngắn hoặc giao ngay lập tức. – Khi tính MRP, các phần đã đặt hàng, phận chậm trễ giao hàng từ nhà cung cấp và chậm trễ trong sản xuất sẽ được thêm bớt từ tồn kho hiện tại, và KHSX sẽ được tạo lập. Người dùng có thể đăng ký nhiều kho lưu trữ, kết hợp nhiều kho để tính toán và thiết lập vào kho lưu trữ không thuộc đối tượng cần tính. – Người dùng có thể đăng ký lịch làm việc. Với lịch này, người dùng có thể tạo KHSX cho công đoạn đầu để phù hợp với lịch của bên gia công ngoài; khi sử dụng Option quản lý đặt hàng và bán hàng, người dùng có thể xuất hàng và tạo KHSX theo lịch làm việc của khách hàng.

Chức năng ghi chép nhật ký (cảnh báo thông tin)

Khi tính toán MRP, những điểm thay đổi về kế hoạch cần con người chú ý đến từ việc thay đổi nhiều trạng thái như tạo đơn mới, thay đổi ngày giao hàng, thay đổi số lượng đặt hàng, hủy đơn hay có lỗi trong công đoạn trung gian tới việc “Phân chia Leadtime đặt hàng” đều được biểu thị trong nhật ký.
Chức Năng Ghi Chép Nhật Ký
Từ nhật ký, hệ thống có thể kết nối tới bảng kế hoạch sản xuất và biểu thị thông tin, và người dùng có thể điều chỉnh KHSX, xác nhận thông tin của nhà cung cấp, xác nhận trạng thái trên cấu thành hay trên Master.

Chức năng running change

Chỉ cần đăng ký mã sản phẩm mới và cũ trên Master chuyển đổi, hệ thống có thể tính toán tồn kho hiện tại và lượng thời gian thực hiện các phần đã chuẩn bị; và tự động chuyển đơn đặt hàng sang sản phẩm mới. Hệ thống vẫn có thể xử lý tự động ngay cả khi KHSX thay đổi hoặc số lượng tồn kho thay đổi. Khi nhập thực tế cho item cha, hệ thống sẽ tự động trừ các item con đã dùng (Trích rút). Người dùng có thể thiết lập trực tiếp ngày chuyển đổi sản phẩm (Bảng cấu tạo thành phẩm) – Option biểu đồ Gantt theo từng bộ phận Theo kết quả tính toán MRP, người dùng có thể kiểm tra khối lượng công việc của bộ phận sản xuất từ kế hoạch sản xuất đã tạo và điều chỉnh kế hoạch trên biểu đồ Gantt của bộ phận. – Option tiêu chuẩn hóa tự động Hệ thống có thể tự động chia đều theo năng lực sản xuất của T.tâm SX, thời gian làm việc tiêu chuẩn, số lượng, trình tự ưu tiên. – Option nhiều địa điểm Việc tạo lập kế hoạch sản xuất đã so sánh và phân chia theo sản phẩm và đơn vị vào nhiều nơi sản xuất thông thường sẽ là sản xuất trong công ty, tuy nhiên, trong trường hợp vượt quá giới hạn trên, người dùng có thể đưa sản xuất ủy thác một phần cho công ty liên doanh, và kế hoạch sản xuất đã phân chia nơi sản xuất tùy ý cũng có thể tạo.

CHỨC NĂNG TẠO KHSX (HỆ THỐNG SỐ SẢN XUẤT F-MRP)

TPiCS có thể quản lý số sản xuất theo 03 phương pháp dưới đây:

  • Số sản xuất B:      Đây là phương pháp quản lý cơ bản. Dựa trên cấu tạo thành phẩm từ kế hoạch số sản xuất, kế hoạch chuẩn bị thành phẩm, đơn vị trung gian đến linh kiện, NVL thông qua số sản xuất sẽ được tạo ra. Người dùng có thể thay đổi cấu tạo thành phẩm cho từng kế hoạch theo số sản xuất.
  • Số sản xuất S:      Đây là phương pháp quản lý số sản xuất sắp xếp theo mức ưu tiên. Bạn có thể sắp xếp và sản xuất các đơn vị trung gian nhờ vào số sản xuất ưu tiên trước và số sản xuất đã xác định đó sẽ phân bổ chúng và tiến hành sản xuất thành phẩm.
  • Số sản xuất F:      Đây là phương pháp quản lý số sản xuất f-MRP. Phương pháp này nhằm quản lý thông qua số sản xuất trong chi tiết kế hoạch đã tạo, trong đó việc tính MRP được tiến hành bới chức năng f-MRP linh hoạt khi thay đổi về nhu cầu.

Dù là quản lý số sản xuất nhưng TPiCS cũng cung cấp chức năng quản lý số sản xuất rất tiên tiến.

– Gom theo Lot

– Có thể phân bổ toàn bộ số lượng đã gom theo Lot hoặc chỉ những số lượng cần thiết vào số sản xuất và thiết lập.

– Có thể phân bổ tự động vào dữ liệu đặt hàng khi chuẩn bị.

– Có thế hủy hoặc phân bổ lại tự động các mục thiếu hoặc thừa từ số sản xuất do NG hay hao hụt.

– Có thể tiến hành quản lý sửa đổi và chọn tồn kho để phân bổ

 

Chức năng thay đổi cấu thành

Có hai cách để thay đổi cấu thành sản phẩm theo từng số SX:

  1. Phương pháp dùng mã Option

Người dùng có thể đăng ký sản phẩm được sử dụng theo mã option trên bảng cấu thành sản phẩm và thay đổi cấu thành bằng cách chỉ định và triển khai option trong KH số sản xuất.

  1. Phương pháp thay đổi cấu thành sau khi triển khai số SX

Người dùng có thể thay đổi cấu thành sản phẩm theo dữ liệu đã triển khai số SX. Thêm vào đó, việc hủy bỏ có thể được thực hiện một cách dễ dàng bất cứ khi nào với mỗi số SX. Ngoài ra còn có thể thay đổi chỉ với các dữ liệu số SX đó mà không làm ảnh hưởng tới Master.

Chức năng tổng hợp giá vốn theo số sản xuất

・Các công việc chưa hoàn thành có thể được tính như giá vốn dự kiến và được Q.lý thực tế dự kiến so với giá vốn tiêu chuẩn. ・Các sản phẩm được tính f-MRP cũng có thể được bao gồm trong giá vốn theo số sản xuất.

Chức năng biểu thị biểu đồ Gantt theo số sản xuất

– Có thể biểu thị trạng thái tiến độ của sản phẩm con và từng công đoạn được gán số SX – Nắm bắt nhanh chóng công đoạn trước đã hoàn tất chưa, hay nếu là sản phẩm f-MRP thì còn tồn kho không, và theo kết quả đó có thể bắt đất ngay được hay không.
BiỂu ThỊ BiỂu ĐỒ Gantt Theo SỐ Sx
– Có thể thay đổi ngày theo kế hoạch bằng cách kéo và thả. – Có thể phát hành phiếu các thay đổi và gửi mail tự động nội dung thay đổi đến NCC hay bên đặt ngoài khi liên kết với Option SCM.

QUẢN LÝ HỖN HỢP f-MRP & SỐ SX

TPiCS có thể thiết lập f-MRP và quản lý số sản xuất cho từng item. Điều này giúp các linh kiện không kịp sắp xếp để triển khai số sản xuất sau khi nhận được đơn đặt hàng có thể tiến hành chuẩn bị bằng f-MRP linh hoạt trong thay đổi chỉ thị ban đầu; các đơn vị trung gian và thành phẩm có thể được xuất ra chỉ thị sản xuất theo số sản xuất cố định.

Các chức năng chung trên hệ thống 

CHỨC NĂNG PHÁT HÀNH PHIẾU

PHIẾU CHỈ THỊ CÔNG VIỆC, PHIẾU ĐẶT HÀNG, PHIẾU ĐẶT MUA NGOÀI, PHIẾU VẬN CHUYỂN (CUNG CẤP)

Cho phép người dùng phát hành phiếu cho kế hoạch đã được lập bằng cách tính MRP, triển khai số SX hoặc nhập tay.

THIẾT LẬP TỰ ĐỘNG NCC GIÁ TỐT NHẤT Cho phép người dùng đăng ký đơn giá khác nhau tùy theo NCC, thời gian, số lượng và mức độ khẩn cấp trên Master đơn giá. Sau đó, khi tạo chi tiết kế hoạch, TPiCS sẽ xem xét thời gian và số lượng đó để tìm kiếm ra NCC tốt nhất phù hợp với các điều kiện và thiết lập trong chi tiết kế hoạch để có thể phát hành đơn đặt hàng.

PHÁT ĐƠN HÀNG THEO MÃ HÀNG CỦA NCC Người dùng có thể đặt hàng bằng mã linh kiện của NCC (Chẳng hạn như mã trên katalog).

ĐẶT HÀNG ĐỒNG THỜI Người dùng có thể phát hành đơn hàng đã phân chia tỷ lệ theo nhiều NCC. Ngoài ra, người dùng còn có thể đặt số lượng hàng vượt quá giới hạn tới NCC khác.

GỬI QUA E-MAIL Người dùng có thể gửi đơn đặt hàng qua e-mail.

THAY ĐỔI THIẾT KẾ PHIẾU Trong TPiCS, các mẫu phiếu bằng Excel đều được chuẩn bị, và được hiển bị bằng nút IN. Người dùng có thể load các dữ liệu được xuất ra từ TPiCS và tiến hành in tự động.

Các mẫu phiếu có rất nhiều loại, chẳng hạn như phiếu chỉ thị công việc có định dạng mỗi sản phẩm một trang, phiếu chỉ thị công việc cho các linh kiện con được sử dụng hay phiếu đặt hàng có định dạng nhiều sản phẩm một trang,vv… Người dùng đều có thể chính sửa bằng chức năng của Excel, thay đổi để phù hợp với khổ giấy hay thêm các mẫu phiếu.

Phat Hanh Phieu.jpg
Upload Image...
Sửa Phiếu'

GHI RÕ SỐ LOT NVL CẦN DÙNG (OPTION Q.LÝ L.SỬ SX) Người dùng có thể ghi rõ số Lot của NVL được sử dụng trong mỗi chỉ thị công việc.

PHIẾU HIỆN PHẨM Người dùng có thể in số phiếu hiện phẩm cần thiết theo thiết lập số lượng kế hoạch được đưa vào đồng thời với phiếu chỉ thị công việc, phiếu yêu cầu gia công ngoài,vv…

PHÁT HÀNH DANH SÁCH BỊ DELAY Người dùng cũng có thể phát hành danh sách đặt hàng đang bị delay hay danh sách công việc,vv… Tuy nhiên, TPiCS không chỉ xử lý sau khi có chậm trễ trong giao hàng, mà nó còn có thể phòng tránh delay, chẳng hạn như có thể phát hành cho từng NCC danh sách dự kiến nhận vào tuần tới.

YÊU CẦU BÁO GIÁ Với các linh kiện chưa thiết lập đơn giá, người dùng có thể phát hành “Phiếu yêu cầu báo giá”. Nhờ chức năng này, người dung có thể tạo đơn đặt hàng phù hợp với luật nhà thầu phụ.

XỬ LÝ TRÊN Excel Microsoft Excel 2010 Microsoft Excel 2013 Microsoft Excel 2016 Microsoft Excel 2019 Microsoft 365(Chỉ hỗ trợ ứng dụng Excel trên máy tính cây)

QUẢN LÝ KẾT QUẢ THỰC TẾ

NHẬP THỰC TẾ SẢN XUẤT

Khi tiến hành nhập thực tế cho các đơn vị trung gian sản xuất có dùng NVL và các linh kiện, hàng tồn kho của đơn vị trung gian sẽ tăng lên còn tồn kho NVL sẽ tự động được trích rút và giảm đi. Trích rút sẽ có các phương pháp áp dụng khác nhau tùy vào từng cách thức sản xuất của linh kiện và NVL. Ví dụ, trong kết quả lắp ráp khi số lượng hoàn thành ít hơn so với kế hoạch, người dùng cần trích rút theo số lượng đầu vào nếu đã hủy bỏ các linh kiện đã được nhập theo số lượng kế hoạch do bị lỗi.

Quan Ly Ttsx

Nhưng trong trường hợp hoàn thành chỉ một phần do chậm trễ trong sản xuất, người dùng cần trích rút  một số lượng tương tự với số lượng một phần đã goàn thành đó. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dạng lỏng, khi nhập thực tế, số lượng trích rút mỗi lần đều cần được điều chỉnh. Phương pháp trích rút như vậy có thể thiết lập cho từng điểm quản lý như linh kiện, đơn vị trung gian, thành phẩm,vv… Ngoài ra, người dùng có thể nhập thời gian thực tế cho từng người thực hiện, từng nhóm, từng công đoạn, và có thể tổng hợp theo từng mục đó.

NHẬP THỜI GIAN LÀM VIỆC THỰC TẾ

Người dùng có thể nhập số lượng theo thời gian thực cho quy trình tiếp theo tại Mục nhập kết quả thực tế và nhập thời gian làm việc thực tế vào biểu mẫu chuyên dụng sau này. Người dùng cũng có thể chia nhỏ tổng số giờ làm việc của mỗi nhóm thực hiện cho nhiều kết quả công việc thực tế và đặt tự động số giờ đó thành từng thời gian thực tế.

KẾT QUẢ THỰC TẾ NGHIỆM THU

Người dùng cũng có thể nhập kết quả thực tế theo 02 giai đoạn: Thực tế tiếp nhận khi check biên lai và thực tế nghiệm thu để thanh toán khi hoàn tất kiểm tra. Kết quả thực tế đó sẽ được biểu thị trong chi tiết các khoản phải trả dựa vào kết quả thực tế nghiệm thu.

GIÁ VỐN THỰC TẾ

Người dùng có thể chuyển đơn giá mua hàng của dữ liệu đặt mua vào kết quả thực tế và thay đổi đơn giá mua hàng thực tế khi nhập kết quả thực tế. Ngoài ra, trong mục nhập thực tế công việc, thời gian làm việc thực tế và tỷ lệ chi phí gia công sẽ được phản ánh trong giá vốn thực tế. Người dùng có thể đánh giá tồn kho bằng cách sử dụng phương pháp trung bình động thời gian thực, phương pháp trung bình động hàng tháng (phương pháp bình quân tổng hàng tháng), phương pháp đơn giá cuối cùng, phương pháp bình quân tổng và phương pháp dựa trên giá thành thực tế thấp.

NHẬP DỮ LIỆU HÀNG LOẠT

Vì có thể sản xuất theo kế hoạch nên người dùng có thể giảm bớt thời gian nhập liệu mỗi ngày. Trong trường hợp này, người dùng có thể cài đặt tự động số lượng thực tế giả định từ kế hoạch dự kiến hoàn thành trong hôm nay, nhập thay đổi chi tiết kế hoạch không thể sản xuất theo kế hoạch và nhập kết quả thực tế hàng loạt.

NHẬP TÊN LOT (OPTION Q.LÝ L.SỬ SẢN XUẤT)

Người dùng có thể thiết lập bắt buộc phải có tên Lot nếu phải nhập số Lot tại thời điểm tiếp nhận nguyên liệu cần thiết. Khi nhập kết quả thực tế sản xuất, người dùng có thể nhập nguyên liệu thô nào (số Lot) đã sử dụng và có thể xem lại dữ liệu đó bất cứ lúc nào. Người dùng có thể ghi lại lịch sử sản xuất từ thời điểm tiếp nhận đến khi hoàn thành sản xuất (thời điểm xuất hàng) nếu cần.

QUẢN LÝ TỒN KHO

DANH SÁCH TỒN KHO

Người dùng có thể quản lý tồn kho bằng cách trích rút tự động nhờ vào kết quả thực tế nghiệm thu, kết quả thực tế sản xuất, kết quả thực tế của giai đoạn đầu và bằng cách di chuyển giữa các kho nhờ vào chuyển tồn kho và xuất kho. ngoài ra người dùng có thể nắm bắt được các thông tin như số tiền tồn kho, số lượng xuất nhập kho trong tháng, ngày trích rút cuối cùng, ngày nhập kho cuối cùng, ngày xuất kho cuối cùng,vv…của từng item như NVL, đơn vị trung gian, nhà cung cấp hay thành phẩm,vv…

Màn Hình Quản Lý Tồn Kho

Người dùng cũng có thể chỉ định nơi nhập kho tại thời điểm nhập kho, chỉ định nơi xuất tại thời điểm xuất kho và có thể quản lý nhiều địa điểm tồn kho. Khi sử dụng option quản lý lịch sử sản xuất, người dùng có thể quản lý số lượng Lot còn lại cho mỗi Lot đã nhập kho. Người dùng còn có thể thực hiện hiển thị và in các phần không được sử dụng trong thời gian đã chỉ định tại mục Danh sách tồn kho ngưng trệ.

KIỂM KÊ

Thực hiện xử lý kiểm kê vào cuối kì hoặc cuối tháng và làm khớp với số lượng thực tế tồn kho có trong mục “Tồn kho hiện tại” tại nơi lưu kho. Ngoài ra, người dùng có thể tiến hành kiểm kê tạm thời, kiểm kê tuần hoàn theo từng phần mà không phải kiểm kê đồng loạt. Nếu có chênh lệch khi kiểm kê, do các dữ liệu thực tế kiểm kê của phần chênh lệch kiểm kê đã được tạo nên người dùng có thể dễ dàng tính và tổng hợp được mức chêch lệch kiểm kê là bao nhiêu.

CHỨC NĂNG QUY ĐỔI SỐ LƯỢNG

Đối với số lượng kế hoạch trên bảng KHSX, người dùng có thể quy đổi số lượng kế hoạch để hợp với đơn vị được biểu thị trên phiếu, quy đổi theo đơn vị hiển thị trên danh sách tồn kho, và theo như trên bảng cấu thành; có thể thay đổi và hiển thị đơn vị cho từng thành phẩm, đơn vị trung gian và từng linh kiện, phụ kiện.

Ví dụ, số lượng đặt hàng của nguyên liệu dạng lỏng có thể được tính là 200 lít và 400 lít, và tại thời điểm đặt hàng, nó có thể được chuyển đổi thành một hoặc hai can mỗi thùng (200 lít/thùng). Chuyển đổi có thể được trả lại khi nhận được 02 can và được phản ánh trong kho bằng 400 lít.

QUẢN LÝ GIÁ VỐN

BẢNG THỐNG KÊ GIÁ VỐN THEO THÀNH PHẨM

Dựa trên các dữ liệu thực tế, TPiCS sẽ tổng hợp và biểu thị xem mỗi item sẽ được sản xuất bao nhiêu trong tháng này.

BẢNG THỐNG KÊ GIÁ VỐN & LỖ LÃI THEO BỘ PHẬN

TPiCS sẽ coi phần công đoạn tiếp theo sử dụng làm doanh thu sau đó tổng hợp và biểu thị lãi lỗ cho từng bộ phận.

Cost By Product

BẢNG THỐNG KÊ GIÁ VỐN THEO SỐ SẢN XUẤT (HỆ THỐNG Q.LÝ SỐ SX f-MRP, HỆ THỐNG Q.LÝ SỐ SX)

Người dùng có thể tham chiếu giá vốn bằng cách so sánh giá vốn dự tính thực tế đã bao gồm giá vốn dự kiến của sản phẩm chưa hoàn thành với giá vốn tiêu chuẩn.

CHỨC NĂNG TÍNH LẠI ĐƠN GIÁ THỰC TẾ

Trong trường hợp tính giá vốn thực tế bằng phương pháp trung bình động (moving-average method), người dùng có thể tính toán lại đơn giá thực tế bằng cách xử lý lại tất cả dữ liệu thực tế theo thứ tự ngày, bắt đầu từ giá trị vào đầu tháng.

QUẢN LÝ HỖ TRỢ

Người dùng có thể quản lý hỗ trợ có phí, và hỗ trợ không mất phí.

Q.LÝ PHÂN QUYỀN, QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG

QUẢN LÝ VAI TRÒ (Q.LÝ QUYỀN HẠN) Người dùng có thể thiết lập tùy ý phạm vi hoạt động cho từng người phụ trách nghiệp vụ để “Người phụ trách nghiệp vụ kế hoạch có thể thay đổi toàn bộ Item Master, bảng cấu tạo thành phẩm và tính MRP.”, “Người phụ trách nhập thực tế tiếp nhận chỉ có thể nhập thực tế nhận NVL.”

Quản Lý Ng Dùng Và Phân Quyền
QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG TPiCS có thể thiết lập vài trò (role) cho người dùng. Nó có thể thiết lập cho người dùng làm song song hai việc vềquản lý nghiệp vụ kế hoạch và nghiệvụ sale, tổng hợp và thiết lập nhiều người dùng theo nhóm. TPiCS cũng có thể quản lý người dùng login trên Windows.

BẢO TRÌ MASTER

Trên Master của TPiCS có rất nhiều Master như Item Master để đăng ký linh kiện, NVL, thành phẩm, đơn vị trung gian, hoặc ủy thác một phần cho công ty đối tác (mạ, xử lý nhiệt, quét sơn,vv…), bảng cấu tạo thành phẩm để xây dựng lên các quan hệ cha con giữa các item, Master đơn giá, Master thời gian làm việc,vv… Và để Kế hoạch sản xuất phù hợp và đáp ứng được công việc sản xuất luôn thay đổi hằng ngày thì bảo trì Master là công việc không thể thiếu.

Bảo Trì Master
Master tổng hợp được tạo như một chức năng tiêu chuẩn  dùng để gộp các Master chính cần quản lý làm một để người dùng vừa có thể xác nhận tổng thể vừa có thể kiểm tra và tổng hợp tại cuộc họp sản xuất tập trung các bộ phận có liên quan. Khi đăng ký một sản phẩm mới, hệ thống sẽ tạo ra cấu tạo thành phẩm tại Master tổng hợp từ bảng linh phụ kiện trên kế hoạch thiết kế; toàn bộ các item được đăng ký có thể dùng như các sản phẩm chung mà dữ liệu Item Master được biểu thị. Theo cách này, nếu người dùng sử dụng một Master tổng hợp, người dùng có thể xây dựng một Master với hình ảnh BOM cho mỗi sản phẩm và phản ánh nó trên mỗi Master. Người dùng có thể thay đổi khi đăng ký từ mỗi Master hoặc đăng ký từ Master tổng hợp. Việc đăng ký Master chung được tiến hành trên Master tổng hợp và đăng ký chi tiết được tiến hành từ các Master cho từng bộ phận quản lý.

CHỨC NĂNG THÊM MỤC CHO NGƯỜI DÙNG, THAY ĐỔI THIẾT KẾ PHIẾU NHẬP

TPiCS có thể thêm các mục quản lý độc lập cho người dùng vào nhiều biểu mẫu như trên Master, chi tiết kế hoạch, kết quả thực tế,vv…

Thêm Mục Cho Ng Dùng, Thay đổi Thiết Kế Phiếu Nhập
Các mục người dùng đã thêm vào tương tự các mục đã có trên TPiCS nên người dùng có thể biểu thị vào phần danh sách lưới, phần chi tiết, có thể tra cứu, lọc và nhập liệu; người dùng có thể chọn và nhập dữ liệu từ danh sách kéo xuống khi đăng ký. Các mục bổ sung này đều có thể được thiết lập font size, thiết lập màu nền, thiết lập IME, biểu thị hoặc không biểu thị, thứ tự con trỏ tab, thứ tự biểu thị,vv…Tên tiêu đề lưới của các mục đã có cũng có thể được thay đổi, dó đó các mục này có thể thiết lập bằng chức năng đóng gói cho biểu mẫu để phù hợp với người dùng. Ngoài ra, bằng cách đăng ký các câu lệnh SQL, người dùng có thể tham chiếu và biểu thị các mục đã được thiết lập trên Master vào dữ liệu kế hoạch, điền các giá trị vào dữ liệu thực tế và tham chiếu từ database server; nếu có thể như vậy, người dùng cũng có thể tham chiếu các trường của hệ thống quản lý bán hàng từ công ty khác.

SỔ GHI CHÉP TIỀN VÀO, TIỀN RA

SỔ GHI MUA HÀNG (TIỀN PHẢI TRẢ)

Khi nhập thực tế nghiệm thu, người dùng có thể nhập cả các thông tin như số tiền mua vào và thông tin của nhà cung cấp. Và các thông tin này đều được phản ánh trên sổ ghi tiền mua hàng (tiền phải trả). Người dùng có thể xuất dữ liệu chi tiết các khoản phải trả và các khoản phải thu theo như “Định dạng đọc dữ liệu bút toán” của hầu hết tất cả các hệ thống kế toán chung.

SỔ GHI BÁN HÀNG ( KHOẢN PHẢI THU), OPTION ĐẶT HÀNG VÀ BÁN HÀNG

Nhờ vào việc nhập thực tế xuất hàng, số tiền doanh thu sẽ được phản ánh lên chi tiết các khoản phải thu.

 

 

QUẢN LÝ THANH TOÁN

TPiCS có thể tổng hợp các dữ liệu thuộc đối tượng cần thành toán nhờ vào các dữ liệu thực tế nghiệm thu, tạo bảng dữ kiến thanh toán vào ngày deadline và quản lý thực tế thanh toán. Vì có thể chỉ định nơi nhận thanh toán khác với nơi đã gửi đơn đặt hàng nên NCC các linh kiện NVL có thể là chi nhánh và nơi thanh toán có thể là công ty tổng của NCC.

LỊCH LÀM VIỆC

Người dùng có thể đăng ký lịch có ngày lễ và ngày làm việc khác nhau. Và không giới hạn về số lượng lịch. Người dùng cũng có thể quản lý các ca làm việc như ca ngày, ca đêm. (Tối đa 24 ca) Lịch dùng cho nhà máy, các công đoạn, NCC hay bên đặt mua ngoài cũng có thể được chỉ định. Người dùng có thể thiết lập độ chi tiết khác nhau trong một lịch chẳng hạn như theo từng ca ngày và ca đêm của tháng này, theo đơn vị ngày cho tháng sau, còn tháng tiếp theo nữa lại theo đơn vị tuần,vv…Và TPiCS có thể tạo một KHSX phù hợp với điều đó.

LỊCH NĂNG SUẤT

Người dùng có thể thiết lập năng lực của nơi sản xuất thay đổi theo ngày vào lịch năng suất. Có thể check tỷ lệ chịu tải trong sản xuất mỗi ngày bằng biểu đồ Gantt cho từng bộ phận nhờ vào lịch năng suất và phân chia cho đều bằng cách kết hợp với option tiêu chuẩn hóa tự động. Giảm công suất mỗi thứ tư hàng tuần để bảo trì theo kế hoạch của các thiết bị sản xuất. Lịch này có thể được sử dụng để kiểm tra số người làm parttime và khối lượng công việc thay đổi hàng ngày.

CHỨC NĂNG THỰC HIỆN TỰ ĐỘNG

Bằng cách chuẩn bị các lệnh xử lý hàng loạt dưới dạng file scrip, TPiCS có thể tự động thực hiện các hoạt động tương tự như các thao tác thủ công như import dữ liệu giao dịch và xử lý hàng tháng. Ví dụ, TPiCS có thể import dữ liệu đặt hàng tự động mỗi ngày kể cả ngày nghỉ, tính MRP tự động, tạo chi tiết kế hoạch và tạo phiếu tự động.

CHỨC NĂNG TRA CỨU, LỌC & SẮP XẾP DL

Ở hầu hết các biểu mẫu và các mục, người dùng đều có thể tra cứu dữ liệu theo dạng: Bằng (Giống y nguyên các giá trị cần tìm kiếm), Gồm (Gồm các giá trị có trong giá trị cần tìm), Lớn hơn, Nhỏ hơn (Các giá trị tìm kiếm), Loại bỏ (Không bao gồm các dữ liệu tìm kiếm). Ngoài ra, TPiCS còn có một chức năng tìm kiếm nhanh để tìm kiếm từ phía người dùng nhập giá trị tìm kiếm bằng bàn phím, người dùng có thể hiển thị dữ liệu cần thiết trong khi kiểm tra bất cứ lúc nào. Người dùng có thể lọc theo điều kiện AND hoặc OR với nhiều điều kiện lọc. Hơn nữa, người dùng cũng có thể sắp xếp các dữ liệu bằng cách double click vào dòng tiêu đề trên lưới.

GIAO DIỆN KẾT NỐI VỚI H.THỐNG KHÁC

NHẬP VÀ XUẤT FILE VĂN BẢN TPiCS có thể xuất ra file văn bản và đọc toàn bộ các dữ liệu của các bảng như dữ liệu trên Master, chi tiết kế hoạch, dữ liệu giao dịch chẳng hạn như dữ liệu đã đặt hàng, dữ liệu trên danh sách tồn kho, dữ liệu tổng hợp giá vốn theo item, và giá vốn theo thành phẩm.

Giao Dien Ket Noi Voi He Thong Khac

NHẬP VĂN BẢN CHỨA DỮ LIỆU GIAO DỊCH Tương tự như khi thao tác trên biểu mẫu chẳng hạn như biểu mẫu nhập đơn hàng, chi tiết kế hoạch, thực tế công việc, thực tế xuất hàng, thực tế xuất kho, chuyển tồn kho,vv…việc cập nhật các bảng có liên quan sẽ được tiến hành đồng thời khi đọc file văn bản. Trong trường hợp đọc dữ liệu đặt hàng, bảng KHSX cũng sẽ được phản ánh đồng thời khi đăng ký dữ liệu đặt hàng.

NHẬP, XUẤT GIAO DỊCH TỰ ĐỘNG (OPTION GIAO DIỆN GIAO DỊCH)

Nếu giả định import dữ liệu thường xuyên trên cơ sở file văn bản, việc xử lý khi gặp lỗi import như không đồng nhất dữ liệu là rất khó. Với option giao diện giao dịch, nếu xảy ra lỗi import, nội dung lỗi sẽ được ghi trên bảng và người dùng có thể quản lý trạng thái, do đó việc liên kết sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, người dùng có thể tự động ghi dữ liệu giao dịch mà người dùng đã thao tác theo form của TPiCS vào bảng export. Điều này cho phép người dùng có thể liên kết hai chiều với hệ thống của bên thứ ba.